Từ ‘cánh võng Trường Sơn’ đến ‘cánh võng lời ru của mẹ’ năm 1987

lời ru của mẹ bên chiếc võng

Từ “cánh võng Trường Sơn” đến “cánh võng lời ru của mẹ”. Từ sân khấu xiếc mừng xuân cách đây chục năm, có một tiết mục mang tên “Cánh võng Trường Sơn” của Đoàn 2 Liên đoàn xiếc Việt Nam đoạt giải nhì Liên hoan xiếc toàn quốc 1987.

Người được nhận phần thưởng xứng đáng này là nghệ sĩ Ngọc Hảo. Với sụ giúp đỡ của nghệ sĩ Lê Thể, Lưu Phúc, các nhạc sĩ Văn Dũng, Trần Hiếu và Biên Đạo múa Quỳnh Châu. Đó là thành công của Ngọc Hảo. Sau hàng trăm ngày đêm công phu luyện tập. Từ việc đi, đứng, nhào lộn trên dây cáp chùng đến “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để rèn cách ngã sấp, ngã ngửa, ngã nghiêng, ngã ngồi sao cho khỏi đau.

 

Chưa kể động tác nằm và lộn trên dây cáp 6mm. Cả cái lưng, cái chân, cả hai bàn tay bị day đau, nhức phải liên tục xoa bóp theo phương pháp Đông y. Lại còn tập thổi sáo. Làm cho tiếng sáo của mình cùng bay bổng với “cánh võng” nhịp nhàng, sống động – Một hình tượng đẹp về người lính Cụ Hồ bên chiếc võng Trường Sơn một thời kháng chiến oanh liệt…

chiếc võng trường sơn trên sân khấu biểu diễn

Mười năm sau “Cánh võng Trường Sơn”, nghệ sĩ Ngọc Hảo đã ngoài 40 tuổi – Tuổi không còn “tiêu chuẩn” thích hợp để làm nghệ thuật xiếc với “cánh võng” lịch sử này. Vậy mà, một bất ngờ lý thú đến với khán giả xiếc hôm nay: Từ tuần đầu tháng 8-1997, trên sân khấu xiếc Việt Nam, nghệ sĩ Ngọc Hảo đã tái hiện “Cánh võng Trường Sơn” thành “Cánh võng lời ru của mẹ”.

Vẫn là sợi cáp chùng như năm nào, chỉ khác người đứng chân trên dây cáp đung đưa kia là một Ngọc Hảo không còn trẻ. Tưởng đã phải vĩnh biệt sân khấu của nghệ thuật xiếc khắt khe với tuổi tác và sức khỏe của con người.

người lính cụ hồ bên chiếc võng
Hình ảnh người lính cụ Hồ bên chiếc võng truyền thống

Khán giả say mê xem các động tác điêu luyện của nghệ sĩ uyển chuyển, nhịp nhàng trên dây. Khán giả chăm chú lắng nghe lời ru ngọt ngào gợi lên hình ảnh mẹ hiền rất đỗi thân thương:

“Cánh võng lời ru của mẹ hiền
Vang vọng êm đềm năm canh trắng
Câu hát mẹ ru con lớn khôn…”

Võng mẹ ru con vào giấc ngủ say

Tôi mừng thành công mới của Ngọc Hảo được sự khích lệ giúp đỡ của các đồng nghiệp. Được đông đảo khán giả tán thưởng, hoan nghênh. Tôi càng quý mến Ngọc Hảo khi được biết nhiều năm nay anh đã chịu khó “tầm sư học đạo” ở nhiều môn phái. Đặc biệt là môn “nội gia thái cực quyền” của khí công dưỡng sinh dân tộc. Từ việc luyện tập dưới mặt đất. Anh đã có bước nhảy vọt đưa môn này lên dây chùng, con lăn của nghệ thuật xiếc.

Hiệu quả nổi bật của sự rèn luyện đầy nghị lực này là một số bệnh nghề nghiệp của anh. Trong đó phải kể đến bệnh thoái hóa, gai đốt cột sống (do làm trụ đế thang quá tải) không còn gây đau đớn như trước. Không chỉ chữa bệnh, cho bản thân mình. Với bàn tay “khổ luyện thành tài” và tấm lòng nhân ái. Anh còn giúp đỡ, chữa được một số bệnh thông thường cho nhiều người chung quanh. Và trên sân khấu tròn lung linh, rực rỡ, hiệu quả nghệ thuật “cánh võng lời ru của mẹ” do anh trình diễn. Làm nức lòng người xem.

 

Viên Ngọc Hảo – nghệ sĩ lại xuất hiện trên sân khấu xiếc với “cánh võng lời ru của mẹ” có thể chỉ diễn ra ngày một ngày hai. Còn để nhường chỗ cho lớp sức trẻ sung sức. Bởi lẽ Ngọc Hảo – và ai cũng vậy thôi, không ai cưỡng được quy luật tuổi tác, “tiền định” rồi! Tuy nhiên, việc làm của Ngọc Hảo là một tấm gương về ý chí và niềm đam mê nghệ thuật của người nghệ sĩ dù đã lớn tuổi. Là một tấm gương kiên cường rèn luyện sức khỏe vượt qua bệnh tật để sống khỏe, sống vui, tiếp tục góp phần đem lại niềm vui và làm đẹp cho đời.

Hồng Lân – Báo Sức Khỏe & Đời Sống – Số 41 (749) – Năm thứ 36 – 1997

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.